Cách chăm sóc cây cảnh sân vườn tiểu cảnh đẹp

Trang trí cây cảnh và thiết kế sân vườn nhà phố  không những làm đẹp cho không gian ngôi nhà, cảnh quan mà còn giúp gia chủ có được cảm giác thư thái, tận hưởng cuộc sống trong lành, ấm áp bên gia đình.
Nhưng để cây cảnh trồng trong tiểu cảnh sân vườn xanh, sạch, đẹp và ngọn gàng quanh năm cần phải chăm sóc cắt tỉa thường xuyên, thật ra không hề đơn giản, nếu việc chăm sóc chỉ tưới nước không những cây cảnh sân vườn một thời gian sau xanh tốt um tùm, phá thế và trở nên như khu rừng nhỏ.
Chăm sóc sân vườn
Chăm sóc sân vườn đẹp


Thật ra khi thiết kế, trang trí sân vườn tiểu cảnh thì tất cả chủng loại cây được chọn lựa rất là kỹ càng, phù hợp với vị trí và đặc điểm sinh học và hợp với cảnh quan ngôi nhà. Đặc biệt sắp xếp, bố trí cây theo sự phát triển sinh trưởng của cây trồng. Cũng chính vì thế mà việc chăm sóc tiểu cảnh sân vườn cũng phải cần nắm được sự phát triển của cây trồng để dẽ dàng trong công tác chăm  sóc cắt tỉa.

Sau đây Cây cảnh Nhật Hiếu sẽ chia sẻ chăm sóc cây cảnh tại nhà   xanh, sạch, đẹp quanh năm:
 1. Nước:
Nước rất quan trọng để cây phát triển và sinh trưởng, nhưng không phải thế mà cây cảnh nào cũng cần lượng nước giống nhau,
 Nước phụ thuộc vào đặc tính, vị trí trồng cây cảnh, đối với những cây cảnh ngoài ánh nắng trưc tiếp cần tưới lượng nước nhiều, còn đối với những cây trồng trong bóng dâm hay mát thì ngược lại. Không những thế trước khi tưới cần quan sát biểu hiện của lá, cây, hoa để tưới đủ nước cho cây, VD: cây lá héo, cháy, ử rủ thì nên tưới nhiều hơn.
Về mùa nắng, mùa hè, mùa hanh khô thời điểm này đất khô cằn nên ta phải chú trọng nước giữ ẩm cho cây, tránh hiện tượng lá khô héo. Nên ngày tưới 1-2 lần vào sáng sớm và chiều tối mát mẻ, Còn không có điều kiện ngày tưới / lần.
Vào mùa mưa không cần phải tưới nhiều mà chỉ cần tưới sơ qua để rửa lá, nhất là đối với các cơn mưa đầu mùa vì mưa trái mùa thường có nhiều bụi axít sẽ làm hư lá.
Chú ý : Tưới nước vào buổi sáng và tưới thật đẫm thật kỹ đảm bảo cây đủ ẩm độ, cây to phải tưới chậm để nước có thời gian ngấm sâu vào bộ rễ.
2. Phân bón:
Bón phân cho cây cảnh là một trong những biện pháp quan trọng của việc chăm sóc cây cảnh sân vườn tiểu cảnh. Vấn đề mấu chốt của việc bón phân là bón dúng lúc cây cần  và lượng bón thích hợp. Nếu thấy cây cảnh bị vàng nhạt, mọc chậm và yếu thì phải bón phân ngay, như mang củi cho gười bị rét cóng, như người hơi đói thì ăn ngon và cảm thấy khỏe. Ngược lại nếu người đang no, khi đưa thức ăn đến ăn tiếp không chỉ vô ích đối với thân thể mà còn có lại cho sức khỏe, Bón đúng liều lượng là cần nắm vững bón bao nhiêu phân, nếu bón quá ít thì không có tác dụng, nhưng bón quá nhiều không những không đạt yêu cầu mà còn làm cho các cành hoa bị khô. Chú ý bón phân trong kỳ cây con xúc tiến sinh trưởng, kỳ ra hoa nên bón phân lân để có lợi cho cây ra hoa Ta còn chú ý đến mùa bón phân, "mùa xuân hè cây sinh trưởng nhanh có thể bón nhiều phân, mùa thu cây sinh trưởng chấm nên bón ít sang mùa đông thì không cần bón phân. Số lần bón phân cũng là một vấn đề quan trọng, nên bón nhiều lần, nhưng lượng bón mỗi lần không nên nhiều nhất thiết không đước bón quá: nhiều, quá đặc.Thời kỳ từ lập xuân đến lập thu nói chung 1 - 2 tuần bón 1 lần, sâu lập thu cứ 2- 3 tuần bón 1 lần, đến lập đông không cần bón. Thường bón phân vào lúc chiều tối, đặc biệt chú ý mùa nóng nực không nên bón vào buổi trưa, vì nhiệt độ cao phân dễ gây vết thương cho rễ. Ngoài ra trước khi tưới nước phân, tốt nhất nên xới qua đất trong chậu, như thế có lợi cho việc thấm sâu vào rễ. Phân hóa học như (NH4)2SO4 (Phân đạm), (Ca)3PO4 (phân lân), K2SO4 (Phân kali) thích hợp với cây hoa trồng ở đình chùa. Hoa trồng trong chậu không nên bón nhiều vì dễ làm cho đất kết vón Còn phải chú ý đến lượng phân cho từng loài cây hoa. Ví dụ như cây hoa quế, hoa trà ưa phân lợn, kỵ phân người và nước giải hoa trà, hoa đỗ quyên nguồn gốc từ phía Nam kỵ phân có kiềm; hàng năm phải tỉa cành nên bón thêm phân lân phân kali theo tỷ lệ nhất định. Những loài cây cảnh xem hoa như cúc, trong ký hoa nở phải bón phân đủ dinh dưỡng hoa mới đẹp; cây cảnh xem lá thì nên bón nhiều phân đạm; cây xem quả thì bón phân tổng hợp; nếu ngắm rễ củ thì bón phân kali để cho củ gốc cây to lên. Muốn hoa thơm thì bón phân lân, phân kali trong mùa hoa nở để làm tăng mùi thơm. Khi bón phân hữu cơ nhất thiết không bón phân chưa hoại, phải bón đúng lượng từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc nếu không rễ cây sê bị cháy lá cây chết khô. Một số nhà trồng hoa đã tổng kết kinh nghiệm bón phân như sau: "4 nhiều, 4 ít, 4 không, 3 kỵ” + "4 nhiều' là bón nhiều phân khi (1) cây vàng, yếu, (2) trước khi nảy chồi, (3) kỳ ra nụ hoa, (4) sau mùa hoa nở. + "4 ít' là bón ít phân khi: (1) cây khoẻ, (2) nảy chồi, (3) hoa nở, (4) mùa mưa. + "4 không' là không bón phân khi: (1) cây mọc cao vống, (2) khi mới trồng, (3) nắng nóng nhiều, (4) cây ngủ nghỉ... + "3 kỵ" là (1) kỵ phân bón đặc, (2) kỵ phân nóng tránh bón vào buổi trưa mùa hè lúc nhiệt độ đất cao, (3) kỵ phân dính rễ tránh khi trồng đem rễ cây hoa trực tiếp tiếp xúc với đáy chậu cồ phân lót, phải cách ly một lớp đất.
3. Cắt tỉa cây cảnh sân vườn 
Chăm sóc tiểu cảnh sân vườn
Chăm sóc tiểu cảnh sân vườn đẹp phong thủy
 Chiều cao của từng loại cây cảnh được duy trì tùy vào yêu cầu trang trí, nếu là thảm cỏ thì hàng tháng cắt một lần ( mùa mưa) để lúc nào cũng trông gọn gàng, cây bóng mát thì phải cắt bớt những nhánh đâm xiên vào lưới điện, cây bụi thì bo gọn tàn…
Thường xuyên cắt bỏ lá vàng hư, hoa tàn để cách ly nguồn bệnh cho cây khi gặp mưa gió kéo dài. Nếu có cây bị nghiêng ngã thì phải cho chống sửa ngay để tránh làm hư hại cho ngôi nhà.
4. Phòng trừ sâu bệnh cho cây cảnh sân vườn
Nếu lúc nào cây cảnh cũng được cắt tỉa gọn gàng và không có lá hư vàng thì ít khi bị sâu bệnh tấn công. Khi thời tiết chuyển mùa thì cần phải phun thuốc BVTV để phòng trừ, khi sử dụng thuốc BVTV lưu ý chon lựa thuốc có nguồn gốc sinh học để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà.
Ngoài ra khi cây cảnh bị sâu bệnh thì phải hỏi các nhà chuyên môn để dùng thuốc BVTV đặc trị mới hiệu quả.

Xem thêm: Thiết kế tiểu cảnh sân vườn đẹp và phong thủy


CÂY CẢNH NHẬT HIẾU
Cây cảnh nội thất - Cây cảnh văn phòng | Cảnh quan sân vườn
Hotline: 0945 086 123 - 0967 386 123
Gmail:caycanhnhathieu@gmail.com
http://caycanhnhathieu.com
ĐC: 32 Khu dãn dân / Ngõ 111 Triều khúc - Thanh Xuân - Hà Nội
Dịch vụ vận chuyển cây cảnh miễn phí và thu tiền tận nơi  tại  Hà Nội  
Thời gian làm việc: sáng 8h-12h, chiều 2h-18h cho tất cả các ngày trong tuần!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhật Hiếu